null Chuyển đổi số để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh

Trang chủ Tin tức

Chuyển đổi số để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng.

Đây là một trong những mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

Các nhiệm vụ, giải pháp được tỉnh xác định, đó là tiếp tục đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các nền tảng công nghệ số.

Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, là 03 nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện trong kế hoạch này.

Về xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phục vụ chuyển đổi số nông thôn.

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn v.v.).

Để thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; triển khai có hiệu quả Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục phát triển, triển khai các nền tảng xã hội số hiện có; ứng dụng Sổ Khám sức khỏe điện tử và các nền tảng số về nông nghiệp để thu hẹp khoảng cách số, đưa thông tin, dịch vụ hành chính công của tỉnh đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp khu vực nông thôn thông qua thiết bị di động thông minh.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử v.v..

Nguồn: Cổng Thông tin 06/KH-UBND